(Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì xe nâng) bảo dưỡng xe nâng hàng là một việc rất quan trọng nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe nâng hàng. Như làm thế nào để có thể bảo dưỡng, bảo trì xe nâng đúng cách, an toàn.
Nếu bạn không biết cách bảo trì xe nâng như thế nào thì hãy cùng Asa tìm hiểu về cách bảo dưỡng đúng thông qua bài viết hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hàng này nhé!
Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì định kỳ xe nâng
Công ty Asa sẽ giúp bạn có được kiến thức về bảo dưỡng xe nâng và từ đó giúp cho việc hoạt động xe nâng trở nên dễ dàng hơn. Sau đây là những bước giúp bạn hiểu được quy trình bảo dưỡng đó.
Kiểm tra và bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hằng ngày
– Vệ sinh sạch sẽ bình điện.
– Kiểm tra dung dịch điện phân trong bình trước khi sạc bình.
– Nếu mực dung dịch quá thấp hay quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến bình điện.
– Thường châm dung diện điện phân cao hơn bề mặt bản cực khoảng 10mm – 20mm.
3. Kiểm tra mực nhớt và chất lượng nhớt thủy lực:
– Dừng máy, hạ nĩa xuống đất trước khi kiểm tra nhớt thủy lực.
– Mở nắp cabo, rút thước thăm nhớt ra và lau sạch bằng vải.
– Gắn thước trở vào và kiểm tra mực nhớt.
Ghi chú: Cách xem dấu trên thước nhớt thay đổitheo đời (Model) xe.Cách xem dấu trên thước như sau:
Thang đo 70 dùng cho khung nâng 6.500 – 7.000mm
……………60 | 5.500 – 6000mm |
……………50 | 4.300 – 5000mm |
……………40 | 3.300 – 4000mm |
……………30 | dưới 3.000mm |
– Nếu thiếu nhớt thì phải châm thêm và phải lau sạch dầu văng ra xung quanh.
>> Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa xe nâng tại TP. HCM và các tỉnh thành lân cận.
4. Kiểm tra sự rò rỉ chất lỏng (nhớt thủy lực, dầu thắng); nếu có, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục ngay.
a. Đối với vỏ hơi:
Kiểm tra áp lực và tình trạng vỏ xe, nếu thiếu phải bơm thêm (Áp suất vỏ tuỳ thuộc vào nhà sản xuất)
b. Đối với vỏ đặc:
Kiểm tra độ mòn của gai, có bị nứt bể không, khi chạy có bị tưng xóc không (dấu chỉ thị của vỏ xe tùy theo nhà sản xuất )
5. Kiểm tra đai ốc bắt bánh xe nâng xem có lỏng ra hay không, nếu có phải siết chặt
6. Kiểm tra các thiết bị phục vụ an toàn cho người lái xe xem có còn sử dụng tốt không, nếu hư hoặc thiếu phải mời chuyên viên kỹ thuật đến sữa chữa ngay.
7. Kiểm tra tay lái xe nâng:
– Kiểm tra tay lái xem các bánh xe có đi đúng hướng không.
– Quay tay lái theo hướng tròn và chắc chắn rằng không bị rơ lỏng vượt qui định
– Kiểm tra còi xem còn tốt không.
8. Kiểm tra thắng chân: (Đối với loại xe “counter balance”)
– Đạp bàn đạp hết cỡ và kiểm tra khoảng cách từ bàn đạp đến sàn xe.
– Phải chắc chắn rằng khi giữ bàn đạp (đang ở vị trí đạp xuống hết cỡ), bàn đạp không bị tuột sâu thêm.
– Kiểm tra xem có gì khác thường khi ấn và buông bàn đạp không.
10. Kiểm tra thắng tay xem có hoạt động tốt không bằng cách đỗ xe trên mặt đường nghiêng, kéo thắng tay nếu xe bị tuột dốc là không đạt yêu cầu, phải mời chuyên viên đến sửa chữa ngay
11. Kiểm tra sự hoạt động của các dụng cụ đo, đèn báo, đồng hồ xem có hoạt động tốt không, nếu không hoạt động tốt hoặc hoạt động không chính xác phải mời chuyên viên đến sữa chữa
12. Kiểm tra sự hoạt động của các cần điều khiển thủy lực có hoạt động tốt không, nếu xảy ra điều gì bất ổn phải khắc phục ngay hoặc mời chuyên viên kỹ thuật đến giải quyết.
13. Kiểm tra dầu thắng: (đời xe 7FBE không sử dụng dầu thắng)
– Kiểm tra mực dầu thắng trong bình. Mực dầu phải nằm trong phạm vi cho phép được thể hiện trên bình.
– Nếu thấp hơn qui định phải châm thêm (chủng loại đã được chỉ định).
– Nếu dầu thắng hao hụt một cách nhanh chóng phải kiểm tra xem có bị rò rỉ không.
Ngoài các công việc kiểm tra và bảo dưỡng hàng ngày cần phải bôi trơn các điểm sau đây:
– Dây xích: Sử dụng nhớt máy (chủng loại đã chỉ định)
– Cốt tay lái, khớp di động, các trục chuyển hướng: sử dụng mỡ bò
(chủng loại đã được chỉ định)
Xem thêm: dịch vụ thuê xe nâng hàng để nậng hạ hàng hóa ngắn hạn, dài hạn sẽ tiết kiệm được chi phí mua xe nâng, sửa chữa và bảo dưỡng.
Mọi nhu cầu về xe nâng đã qua sử dụng hãy liên hệ đường dây nóng: 0911.755.700 để được tư vấn lựa chọn xe và được báo giá chi tiết.