Hiện nay, có 2 loại phanh đang được sử dụng phổ biến trên xe ô tô là phanh thủy lực và phanh khí nén. Mỗi hệ thống có những ưu, nhược điểm khác nhau mà bạn cần hiểu rõ. Suaxenang.org sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về hệ thống phanh khí nén thông qua bài viết sau.
Mục lục
Hệ thống phanh khí nén là gì? Cấu tạo là gì?
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm và cấu tạo của hệ thống phanh trên ô tô loại khí nén. Sau đây là thông tin chi tiết mà bạn nên tham khảo:
Khái niệm về hệ thống phanh khí nén
Hệ thống này còn được gọi với cái tên khác là phanh hơi. Loại phanh này thường được sử dụng cho những loại xe hạng nặng và cần có lực phanh lớn đủ để dừng xe như xe bus, xe khách, xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc cỡ lớn…
Phanh khí nén hoạt động dựa vào áp lực của khí nén để điều khiển phanh xe theo yêu cầu của người lái. Những bộ phận cơ bản của hệ thống phanh này là van điều khiển, bầu phanh bánh xe, đồng hồ áp suất, bộ điều chỉnh áp suất, máy nén khí, bình chứa khí nén và bàn đạp.
Cấu tạo hệ thống phanh khí nén
Cũng như rất nhiều hệ thống khác được trang bị trên xe ô tô, phanh khí nén được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận khác nhau. Hệ thống này được cấu tạo từ những bộ phận sau:
- Một máy nén khí
- Van an toàn và đồng hồ đo áp suất
- Những buồng phanh ở bánh xe
- Một bể chứa không khí (còn gọi là bình hơi)
- Một van phanh
- Ống nối các bộ phận
Sơ đồ hệ thống phanh khí nén
Tiếp theo, chúng tôi sẽ gửi đến bạn sơ đồ của hệ thống phanh hơi như hình sau dựa trên cấu tạo đã giới thiệu phía trên:
Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh khí nén
Bất cứ hệ thống nào cũng đều làm việc theo một nguyên lý nhất định. Bạn có thể tham khảo nguyên lý làm việc của hệ thống phanh hơi qua những thông tin sau đây:
Trạng thái phanh xe
Khi tài xế đạp vào bàn đạp phanh sẽ tác động lực thông qua ty đẩy khiến piston điều khiển chuyển động nén lò xo đồng thời đẩy van khí nén để mở cho khí nén từ bình chứa phân phối đến các bầu phanh bánh xe. Cùng lúc đó, hệ thống sẽ nén lò xo đẩy cần đẩy, xoay cam tác động đẩy lên hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống để tạo nên áp lực ma sát. Điều này sẽ khiến cho làm cho tang trống và moay ơ bánh xe đứng lại hoặc giảm dần tốc độ quay theo yêu cầu của người lái.
Trạng thái thôi phanh
Khi tài xế thôi tác động vào bàn đạp phanh thì các van và piston điều khiển về vị trí ban đầu. Điều này sẽ khiến cho van khí nén đóng kín đường dẫn khí từ bình chứa, đồng thời sẽ xả khí nén của bầu phanh bánh xe ra ngoài không khí. Lúc này, lò xo của bầu phanh cũng sẽ hồi vị, đẩy cần đẩy và trục cam tác động về vị trí không phanh. Cùng với đó, lò xo guốc phanh sẽ kéo hai guốc phanh rời khỏi phanh tang trống.
Ưu nhược điểm của hệ thống phanh khí nén
Khi tìm hiểu về hệ thống phanh hơi thì ưu, nhược điểm cũng là vấn đề mà bạn nên quan tâm. Sau đây là thông tin chi tiết:
Ưu điểm của phanh hơi
Phanh khí nén sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
- Người lái chỉ phải tác động lực rất nhỏ trên bàn đạp phanh để thực hiện việc phanh xe.
- Vì có lực phanh lớn nên xe sử dụng hiệu quả trên những dòng xe trọng tải lớn. Ngoài ra còn có thể điều chỉnh được rơmooc.
- Phanh hơi giúp cơ khí hóa quá trình điều khiển.
- Có thể sử dụng như hệ thống treo khí làm việc.
Nhược điểm phanh hơi
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì hệ thống này cũng có những nhược điểm đáng tiếc như sau:
- Hệ thống này có thiết kế khá cồng kềnh, phức tạp.
- Trong quá trình nén khí, nếu hơi trong xe giảm hoặc thiếu thì xe sẽ không thể chạy được và gây cho người lái khá nhiều cản trở khi cần di chuyển gấp.
Phanh khí nén 2 dòng
Khảo sát cho thấy có tới hơn 90% lượng xe sản xuất hiện nay sử dụng phanh khí nén 2 dòng (phanh kép). Hệ thống phanh này được cấu tạo bởi hai hệ thống dẫn khí nén độc lập.
Điều này đồng nghĩa với việc dòng thứ 2 sẽ hoạt động thay thế nếu dòng thứ nhất hư hỏng hoặc không hoạt động được. Cùng với đó, hệ thống này cũng rất an toàn nên thường được sử dụng trên xe bus, xe tải hay xe container.
So sánh phanh khí nén và phanh thủy lực
Để so sánh giữa 2 hệ thống phanh này thì bạn nên tham khảo những thông tin dưới đây:
Hệ thống phanh hơi an toàn hơn và nhạy hơn rất nhiều so với phanh thủy lực. Trong trường hợp bị rò rỉ dầu thì phanh dạng thủy lực sẽ mất tác dụng hoàn toàn nhưng nếu có xảy ra tình trạng rò rỉ khí nén thì hệ thống phanh hơi vẫn có thể tự hãm lại được. Với hệ thống phanh hơi, khi gặp sự cố thì áp suất sẽ tự động giảm vừa đủ để tài xế kích hoạt được phanh khẩn cấp.
Tuy nhiên, phanh hơi lại có thiết kế quá cồng kềnh, phức tạp hơn nhiều so với hệ thống phanh thủy lực. Cùng với đó, khi tài xế rà phanh liên tục thì sẽ làm phanh bị mất dần ma sát và dẫn tới hiện tượng mất phanh.
Không những vậy, phanh hơi quá nhạy nên nếu tài xế phanh gấp trong điều kiện trời mưa hoặc đường trơn trượt sẽ dẫn tới tình trạng xe bị trượt ngang hoặc gập thân xe. Ngoài ra, do được sử dụng nhiều trên các dòng xe trọng tải lớn nên khi phanh gấp sẽ gây nên hiện tượng phanh cứng cầu sau, khiến xe bị trượt dài trên đường và để lại vết phanh kép lớn.
Lời kết hệ thống phanh khí nén
Suaxenang.org đã chia sẻ đến bạn những thông tin về hệ thống phanh khí nén thông qua bài viết trên. Tuy đây là hệ thống có tính an toàn cao so với những loại phanh khác nhưng cũng phụ thuộc vào cách thức sử dụng, mẫu xe của từng nhà sản xuất. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích với bạn khi tìm hiểu về những hệ thống phanh trên xe ô tô.
Ngoài ra Công Ty Asa chuyên cung cấp các dịch vụ về xe nâng hàng như: sửa xe nâng hàng, mua bán xe nâng, cho thuê xe nâng với giá tốt nhất miền nam. Đảm bảo chất lượng, uy tín hàng đầu, đặc biệt với giá cạnh tranh thị trường.